Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

1. Khảo nghiệm phân bón là gì?

- Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

2. Vì sao phải khảo nghiệm phân bón

- Đối với mỗi loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy, việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.

- Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.
- Hơn nữa, phân bón là một trong những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nếu phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
3. Nguyên tắc để khảo nghiệm phân bón là gì
- Theo điều 13, Nghị định 108/2017.NĐ-CP quy định: 
a. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
b. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
b.1) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
b.2) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
b.3) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
b.4. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
b.5. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
b.6. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b.7. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN THÊM QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Website: www.vietcert.org
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Mb: 0903.516.399

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

ISO 14001

Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.
ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.
Vào tháng 9/2015, bản ISO 14001:2015 đã được chính thức công bố và áp dụng. Tất cả chứng nhận ISO 14001:2004 đều sẽ hết hiệu lực vào tháng 09/2018, như vậy có nghĩa là trong vòng 3 năm tới những đơn vị nào áp dụng ISO 14001:2004 đều phải cập nhật lên chứng nhận ISO 14001:2015

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 14001 :

Nhờ tính tổng quát và được chấp nhận trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.

ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :

Hệ thống quản lý môi trường
Đánh giá môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 14001:
Tương tự như chứng nhận ISO 9001, quy trình chứng nhận ISO 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
Giai đoạn 4: Chứng nhận

MỤC TIÊU CHÍNH CỦA ISO 14001 :

Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm
Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố:
Quy mô của tổ chức
Vị trí của tổ chức
Phạm vị áp dụng của tổ chức
Chính sách môi trường của tổ chức
Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ

CHỨNG NHẬN ISO 14001 MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.

10 LỢI ÍCH CHÍNH MÀ TIÊU CHUẨN ISO 14001 CÓ THỂ MANG LẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:

Tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp lớn hơn
 Tiêu chuẩn mở cửa thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
 Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp khám phá các hoạt động kinh doanh tốt nhất
Tiêu chuẩn hướng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Tiêu chuẩn mang lại uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn mở ra các cơ hội kinh doanh và bán hàng mới
Tiêu chuẩn mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
Tiêu chuẩn giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận toàn cầu
Tiêu chuẩn giúp cho doanh nghiệp phát triển
Tiêu chuẩn mang lại một ngôn ngữ chung được sử dụng xuyên suốt trong các ngành công nghiệp
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert  hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm

Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com

ISO 9001 LÀ GÌ?
------****------

Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung. ISO thành lập năm 1947, trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001 (hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng. Chuyên gia công bằng bên ngoài được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu công ty có tuân thủ theo tiêu chuẩn hay không. Nếu họ tuân thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và dấu của tổ chức công nhận - tổ chức công nhận sự hợp
pháp của tổ chức chứng nhận đó Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên bản năm 2015 có những thay đổi quan trọng mà theo cách nói của Nigel Croft, chủ tịch ban kỹ thuật ISO chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn, quá trình này giống một “bước tiến hóa” hơn là một “cuộc cách mạng”. Theo ông, ISO 9001 đã thực sự phù hợp với thế kỷ 21. Các phiên bản trước đó của ISO 9001 khá quy tắc với nhiều yêu cầu đối với thủ tục về tài liệu và hồ sơ.

Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.  Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

***********

Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em là việc làm mang tính chất bắt buộc nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em theo quy định
Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em:
Theo Quy định công bố hợp quy thì Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
Đồ chơi trẻ em cần được đảm bảo phù hợp các Yêu cầu về an toàn đã được quy định rõ trong QCVN 3 : 2009/BKHCN
Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố
Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định.
 Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.  Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


HỢP QUY PHÂN BÓN – CẨM NHUNG – 0903 561 159

 
Chứng nhận Phân bón vô cơ 
a) Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón được tiến hành theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón.
3.     b) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
4.     c) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
5.     d) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
6.     e) Các bước tiến hành chứng nhận bao gồm:
Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)
B1. Đánh giá quá trình sản xuất;
B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;
B3. Cấp giấy chứng nhận
B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)
v Chứng nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)
B1. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;
B2. Cấp giấy chứng nhận
4.     Công bố hợp quy sản phẩm phân bón
Các bước tiến hành công bố hợp quy phân bón bao gồm:
B1. Sau khi đánh giá chứng nhận Sản phẩm phân bón, đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh;
B2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị.
5.     Vai trò của Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
VietCert là tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được Cục trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; đặt tên hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký danh mục; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất cho phép.
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận sự phù hợp sản phẩm phân bón hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào websiteVietCert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý khách hàng.

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Cẩm NHung– Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0903. 561. 159

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Trụ sở Hà Nội: 0905.924299 – Trụ sở HCM: 0905.357459 – Trụ sở Đà Nẵng: 0935.711299 – Trụ sở Cần Thơ: 0905.935699 – Trụ sở DakLak: 0905.527089





VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN


Nhu cầu sử dụng phân bón nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là rất lớn. Từ xưa đến nay người ta đã dùng các loại phân chuồng, phân xanh, phân hóa học để bón cho cây.
Một số loại phân chuồng và phân xanh không đủ cung cấp cho cây trồng nên nhiều năm trở lại đây đã sử dụng phân bón hóa học với hàm lượng rất cao. Với ưu điểm là có tỉ lệ chất khoáng lớn, có hiệu quả nhanh chóng nên phân bón hóa học không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

Cần hiểu rằng, nếu sử dụng đúng quy trình thì phân bón sẽ rất phát huy tác dụng dùng làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất chua đất phèn, từ đó mang lại lợi ích cho con người. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng quy trình thì phân bón lại chính là một trong các tác nhận gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Do đó, phân bón được xếp vào nhóm sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính vì vậy, các sản phẩm về phân bón này bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy.
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, Bộ Công Thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất luwongj phân bón vô cơ. Bộ NNPTNY được giao quản lý, sản xuất, khinh doanh chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác (hỗn hợp của phân bón hữu cơ và vô cơ, các loại phân bón khac)
Ngày 30 tháng 8 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 29/2014/TT_BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vôc ơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 của Chỉnh phủ về quản lý phân bón.
Ngày 13/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.



Theo đó, tất cả các loại phân bón: vô cơ, hữu cơ và phân bón khác trước khi đưa ra thị trường phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Việc thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2014/TT-BCt và Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY – VIETCERT hỗ trợ tư vấn, đánh giá chứng nhận, hoàn thiện hồ sơ và thủ tục liên quan đến Giấy Phép sản xuất phân bón, Chứng nhận Hợp quy phân bón, Chứng nhận ISO 9001:2015 trong lĩnh vực phân bón và các thủ tục khác về lĩnh vực phân bón, Khảo nghiệm phân bón và đặc biệt Thử nghiệm Phân bón.
Với đội ngũ chuyên gia, chuyên viên có sự hiểu biết toàn diện và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chứng nhận phân bón kết hợp máy móc thiết bị phòng thử nghiệm đạt chuẩn, chính xác VietCert cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận vượt trội


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY - VIETCERT
                 *********************************************************
Phòng Chứng nhận Chất lượng Phân bón và Thuốc BVTV
Điện thoại:  0903.561.159
Email: nghiepvu1@vietcert.org 


Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

VIETCERT LÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA -KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIETCERT


www.vietcert.org là tổ chức đánh giá sự phù hợp được Nhà nước Việt Nam cấp phép trên các lĩnh vực giám định, thử nghiệm, chứng nhận các đối tượng sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu.