Tổ chức Chứng nhận iso 9001, 14001, 22000, haccp, vietgap, công, bố, khảo, nghiệm, hợp, quy, sản, phẩm, phân, bón
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng
nhận hợp chuẩn TCVN
Chứng
nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất
lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng
nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa
thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức
chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự
nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi
trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định
thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất
lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự
nguyện.
Những lợi ích của nhà sản xuất khi chứng nhận
sản phẩm hợp chuẩn:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản
phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong
tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của
khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì
thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục
khách hàng chấp nhận sản phẩm.
Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế
cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì
vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ
giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí
và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng
nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm
tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận
cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng
nhận.
Chứng nhận
Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn
bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch
vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng
nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh
giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám
sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu
lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sảnphẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát,
trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn
được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về
chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động
đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ
sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc
tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012
Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Trình tự thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của thức ăn chăn nuôi được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (các quy chuẩn thức ăn chăn nuôi được ban hành theo Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn):
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn gia súc do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
- Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc;
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Các đơn vị có nhu cầu đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc muốn biết thêm thông tin xin hãy liên lạc với chúng tôi hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website: www.vietcert.org
Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
Trình tự thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của thức ăn chăn nuôi được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (các quy chuẩn thức ăn chăn nuôi được ban hành theo Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn):
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn gia súc do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
- Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc;
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Các đơn vị có nhu cầu đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc muốn biết thêm thông tin xin hãy liên lạc với chúng tôi hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website: www.vietcert.org
Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)